Năm 2017: "Nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn" 

Lịch công tác
Văn bản mới
Thông tin thời tiết
Thống kê truy cập
Chi tiết tin tức
Đồng chí Lê Duẩn với xứ Quảng
Người đăng: Trần Thị Minh Hiếu .Ngày đăng: 07/04/2017 10:59 .Lượt xem: 801 lượt.
Với đất và người xứ Quảng, Tổng Bí thư Lê Duẩn từng có nhiều kỷ niệm, dấu ấn cả trong kháng chiến và thời kỳ hòa bình xây dựng.

Đồng chí Lê Duẩn sinh ngày 7 tháng 4 năm 1907 ở làng Bích La, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Đồng chí tham gia phong trào yêu nước từ năm 1926, hoạt động trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên từ năm 1928 và đến năm 1930 trở thành một trong những đảng viên lớp đầu tiên của Đảng Cộng sản Đông Dương…


Tháng 4 năm 1985, đồng chí Lê Duẩn đến thăm hợp tác xã Đại Phước, huyện Đại Lộc.


1.Đồng chí Phan Văn Định (SN 1903 tại Đức Thọ, Hà Tĩnh), năm 1923 vào Đà Nẵng làm lái xe cho một bác sĩ người Pháp ở Bệnh viện Đà Nẵng. Tại đây, đồng chí đã làm quen với những thanh niên tiến bộ như Lê Văn Hiến, Nguyễn Văn Tường, Nguyễn Sơn Trà đang làm việc ở Bưu điện Đà Nẵng, được các đồng chí này cho đọc các loại sách báo tiến bộ. Từ đó, nhóm lái xe có tư tưởng tiến bộ ở Đà Nẵng do đồng chí Phan Văn Định vận động dần hình thành, thường xuyên chuyện trò, trao đổi tư tưởng. Trong hồi ký của mình, đồng chí Phan Văn Định ghi: “Khoảng năm 1925, có một thanh niên đôi mắt sắc, nét mặt đầy kiên nghị, da bánh mật, trạc mười tám, mười chín tuổi tới. Anh tự xưng tên và bảo thầy Tuân - người Quảng Trị làm y tá tại nhà thương Đà Nẵng, rằng: ở đây có phong trào thanh niên ái quốc, anh tìm đến để làm quen. Tên anh là Lê Duẩn. Mấy tuần sau anh Duẩn tìm được chân facteur - nhân viên kiểm soát nhà ga, ở nhà ga Đà Nẵng. Từ đó, nhóm lái xe chúng tôi sinh hoạt sôi nổi hơn”. Cũng theo hồi ký của đồng chí Phan Văn Định, trong lúc nhóm lái xe đang loay hoay tìm phương pháp tập hợp tổ chức đánh Pháp thì “khoảng tháng 6.1925, thân sinh anh Lê Duẩn vào Đà Nẵng thăm con, anh Duẩn đưa cụ đến chỗ chúng tôi”. Khi nghe nhóm lái xe kể rõ tâm tư mình, ông cụ dặn dò: “Các chú còn trẻ, hiểu biết nhiều, có chí lớn muốn đuổi Pháp, giành độc lập cho đất nước, bác mừng lắm. Nhưng đuổi Pháp mà chỉ có cái nhóm đọc báo, nói thế sự như ri thì không được đâu. Các chú phải liên hệ rộng hơn, tìm người tin cậy, lập thành tổ chức mới mần ăn nên chuyện”.




Từ phải sang: Các đồng chí Võ Chí Công, Lê Duẩn, Hồ Nghinh thăm đập Phú Ninh.  Ảnh tư liệu


Và theo lời nhắn nhủ của người cha đồng chí Lê Duẩn, đầu năm 1926, đồng chí Phan Văn Định cùng một số lái xe tiến bộ bàn nhau lập Hội Ái hữu lái xe toàn Trung kỳ, tập hợp gần 250 lái xe trên tuyến đường Đà Nẵng - Nha Trang dưới danh nghĩa tương trợ nhau khi gặp khó khăn, tai nạn. Hội đã khéo léo hướng dẫn hội viên đọc sách báo bí mật, bàn những chuyện “cấm”, tuyên truyền tinh thần yêu nước, động viên tư tưởng chống Pháp. Thế rồi, thực dân Pháp phát hiện. Cùng trong hồi ký của mình, đồng chí Phan Văn Định ghi: “Năm 1927 anh Lê Duẩn bị chúng điều ra ga Hàng Cỏ. Tôi còn nhớ hôm gặp chia tay anh Duẩn, chúng tôi bùi ngùi không muốn rời nhau. Anh Duẩn có dặn chúng tôi: “Các cậu ở Đà Nẵng có phong trào tốt, điều đó quan trọng lắm. Mình tin thế nào các cậu cũng mần ăn được. Điều sống còn là phải đoàn kết thương yêu nhau”. Thế là nhóm chúng tôi ở Đà Nẵng vắng mất một người bạn tâm huyết, sục sôi ý chí cách mạng và thường giúp cho chúng tôi nhiều ý kiến sắc sảo, quý báu trong phương pháp tổ chức hoạt động của mình. Khi anh ra ga Hàng Cỏ, thời gian đầu còn có thư từ liên lạc được với nhau, nhưng một vài năm sau, khi phong trào chống Pháp trong cả nước sôi động hẳn lên, chúng tôi không còn liên hệ với nhau được”.

“Tôi vinh dự được làm việc và gần gũi với đồng chí Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo uyên bác, một người anh cả và là đồng chí rất thân thương, để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc trên những chặng đường cách mạng của mình”.

(Cố Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công)


2.Đồng chí Võ Chí Công, người con ưu tú của quê hương Quảng Nam - Đà Nẵng có nhiều ký ức sâu đậm với đồng chí Lê Duẩn. Trong hồi ký của mình, đồng chí Võ Chí Công viết: “Tôi vinh dự được làm việc và gần gũi với đồng chí Lê Duẩn - một nhà lãnh đạo uyên bác, một người anh cả và là đồng chí rất thân thương, để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc trên những chặng đường cách mạng của mình”.


Cuối năm 1957, đồng chí Võ Chí Công trên đường ra miền Bắc báo cáo và xin chủ trương với Trung ương về tình hình cách mạng ở Liên Khu ủy 5. Khi nghe tin đồng chí Lê Duẩn - Bí thư Xứ ủy Nam Bộ được Trung ương điều ra chuẩn bị dự thảo nghị quyết mới của Đảng về con đường cách mạng miền Nam, đồng chí Võ Chí Công đã nói: “Tôi mừng quá và rất hy vọng anh sẽ có nhiều ý kiến hay, vì anh Ba (Lê Duẩn) ở trong miền Nam mấy năm chắc cũng có ý kiến về đường lối cách mạng miền Nam. Trước khi gặp Bác, tôi đã gặp anh Ba Duẩn báo cáo tình hình thực tế ở Liên khu 5, ý kiến đề xuất về đường lối đấu tranh cách mạng ở miền Nam. Anh Ba đồng tình với quan điểm của tôi và đưa cho tôi xem bản Đề cương Cách mạng miền Nam. Tôi đọc bản đề cương thấy vô cùng phấn khởi, coi như Một cẩm nang thần kỳ”.

Trong hồi ký của mình, đồng chí Võ Chí Công còn ghi: “Tôi không bao giờ quên những ngày tháng 3 lịch sử năm 1975. Sau khi đánh chiếm Buôn Ma Thuột, địch rút bỏ Tây Nguyên, mặt trận Quảng Trị - Huế ta chiến thắng dồn dập, địch bỏ chạy co cụm về Đà Nẵng. Tình thế mới xuất hiện trên chiến trường Khu 5 một cách nhanh chóng, thời cơ có một không hai. Ngày 18 tháng 3, tôi đang ở Tây Nguyên điện cho đồng chí Lê Duẩn và Bộ Chính trị xin cho tấn công và nổi dậy giải phóng Đà Nẵng. Anh Ba thay mặt Bộ Chính trị đồng ý, điện nói: “Nếu thấy làm được thì giải phóng Đà Nẵng đi”. Điện anh Ba tuy đồng ý nhưng không có tính ra lệnh, mà cách nói để cho dưới tùy thời linh hoạt ứng biến. Nhận được điện anh Ba tôi vô cùng phấn khởi vì sự đồng ý của Bộ Chính trị có ý nghĩa tạo ra một bước ngoặt quyết định: thần tốc đánh ngay Đà Nẵng, không cho địch co cụm thế phòng ngự”.


Được sự thống nhất của Bộ Chính trị, và ý kiến chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Võ Chí Công lập tức quay về cơ quan Khu ủy 5 để chỉ đạo tiến công giải phóng Đà Nẵng. Ngày 29.3.1975, TP.Đà Nẵng đã được giải phóng. Trong hồi ký của mình, đồng chí Võ Chí Công ghi: “Khi đã giải phóng Đà Nẵng, chúng tôi báo cáo về Trung ương, nhưng có người không tin. Tôi điện cho Bộ Chính trị và anh Ba lúc 5 giờ 30 (tức 17 giờ 30) ngày 29.3 nói: “Toàn bộ quân đội, chính quyền địch bị tan rã, sụp đổ, Đà Nẵng đã được giải phóng hoàn toàn và tôi đang ở Đà Nẵng”. Bộ Chính trị và anh Ba rất phấn khởi. Anh Ba nói: “Tiến công và nổi dậy giải phóng TP.Đà Nẵng sớm hơn kế hoạch. Đà Nẵng là căn cứ liên hợp quân sự lớn nhất, mạnh nhất của địch mà bị ta đánh sập có ý nghĩa quyết định và báo hiệu Sài Gòn sẽ sập đổ không còn lâu nữa”. Đúng như nhận định của đồng chí Lê Duẩn, ngày 30.4 Sài Gòn được giải phóng, đất nước thống nhất.


3.Sau khi đất nước thống nhất, với cương vị là Tổng Bí thư, đồng chí Lê Duẩn đã nhiều lần đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ niềm vui chung với Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng.

Trong chuyến thăm và làm việc với huyện Điện Bàn - vùng đất anh hùng vào tháng 3 năm 1983 (nay là thị xã Điện Bàn), đồng chí đến thăm cán bộ, xã viên hợp tác xã Quyết Thắng (Điện Thọ) và biểu dương những kết quả mà hợp tác xã đạt được, giữ vững ngọn cờ đầu trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp của huyện và tỉnh nhiều năm liền. Đến thăm khu trung tâm của Điện Bàn, đồng chí ghi vào sổ vàng danh dự dòng chữ: “Chúc Đảng bộ và nhân dân Điện Bàn, giữ vững và phát huy cao hơn nữa truyền thống anh dũng của quê hương, góp phần cùng cả nước giành thắng lợi ngày càng to lớn, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.


Tháng 4 năm 1985, khi đến thăm hợp tác xã Đại Phước huyện Đại Lộc - ngọn cờ đầu của phong trào thâm canh tăng năng suất lúa 4 năm liền (1981-1984), với năng suất 20 tạ/ha, đồng chí Lê Duẩn ân cần căn dặn: “Cả nước vui mừng vì Đại Phước. Các đồng chí hãy cố gắng nhiều hơn nữa, giành thắng lợi lớn hơn nữa”.


Năm 1985, phát biểu tại Lễ mít tinh kỷ niệm 10 năm giải phóng tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và đón nhận Huân chương Sao Vàng, đồng chí Lê Duẩn nhấn mạnh: “Cùng với cả nước, Quảng Nam - Đà Nẵng đã thực hiện sáng tạo chỉ thị, nghị quyết của Trung ương Đảng, vận dụng linh hoạt vào điều kiện cụ thể của địa phương. Một số mặt phát triển mạnh, nhất là sản xuất lương thực. Đời sống của nhân dân được cải thiện và ổn định, giữ vững. Đó là thắng lợi của Đảng bộ và nhân dân Quảng Nam - Đà Nẵng… Không được chủ quan thỏa mãn. Quảng Nam - Đà Nẵng có điều kiện phát triển về nhiều mặt. Tôi mong Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh phát huy hơn nữa những thắng lợi đã đạt được trong 10 năm qua, nỗ lực phấn đấu, đưa tỉnh phát triển mạnh mẽ hơn nữa, làm cho đời sống của nhân dân mau chóng thay đổi, ổn định, từng bước công nghiệp hóa nước nhà mà địa phương phải có trách nhiệm đóng góp lớn”.

LÊ NĂNG ĐÔNG

 (Bài viết có sử dụng các tư liệu lưu tại Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Bế mạc Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
Đông Giang: Khen thưởng 13 tập thể và cá nhân hoàn thành tốt nhiệm vụ Tháng Thanh niên 2017
Thị đoàn Điện Bàn tổ chức Hội nghị sơ kết quý I/2017 và tổng kết Tháng Thanh niên
Các tin cũ hơn:
Thăng Bình: Hội nghị tổng kết Tháng Thanh niên 2017, khởi công công trình thanh niên cấp huyện
Rộn ràng các hoạt động “Hành trình Tháng 3 - Hội An trong tim tôi”
Mời các bạn đoàn viên, thanh niên đặt câu hỏi tại buổi đối thoại trực tuyến với Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn
Khai mạc Hội thi Olympic toàn quốc các môn khoa học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh "Ánh sáng soi đường" lần thứ II
Học tập, quán triệt chuyên đề “Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với Nghị quyết Trung ương 4
Đoàn giám sát của Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Quảng Nam
Trao 90 suất học bổng Vừ A Dính và học bổng của CLB “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu”
Nhiều hoạt động lớn gắn với kỷ niệm 20 năm ngày thành lập trường ĐH Quảng Nam
Nhiều hoạt động động viên thanh niên lên đường nhập ngũ
Tỉnh đoàn được đề nghị tặng Cờ thi đua xuất sắc của Thủ tướng Chính phủ
    
1   2   3   4   5   6   7   8   9   10  
    

Đăng nhập
Tài khoản