Đi thi trên lưng chaTrong đợt thi thứ 2, kỳ thi ĐH vừa qua, nhiều phụ huynh, thí sinh tại Hội đồng thi trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng rất xúc động khi chứng kiến cảnh ông Phan Châu Nguyên (SN 1956, quê ở Phú Ninh) cõng cô con gái khuyết tật Phan Thị Kim Vân (SN 1991) đến địa điểm thi. Kỳ thi ĐH năm nay, Vân mang theo ước mơ được trở thành luật sư khi đăng ký thi vào ngành luật, trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng.
Phan Thị Kim Vân Không may mắn như bao bạn bè cùng trang lứa, Vân bị teo cơ do ảnh hưởng của chất độc da cam từ nhỏ khiến em không thể đi lại như người bình thường. Nhà có 4 người con thì anh trai đầu và Vân (con thứ ba) đều bị bệnh teo cơ. Lớn lên, sức khỏe của Vân không được tốt nên em đến trường muộn hơn so với bạn bè cùng trang lứa. Học hết lớp 9, anh trai Vân phải nghỉ học giữa chừng phần vì nhà nghèo, phần vì sức khỏe không cho phép. Còn Vân vẫn miệt mài trên con đường đến trường. Từ lớp 1 đến lớp 9, vợ chồng ông Nguyên ngày ngày cõng Vân đến trường trên đoạn đường khoảng 5km. Kiên trì, chịu khó và biết thương ba mẹ nên cả 9 năm học Vân đều đạt học sinh giỏi. Lên bậc THPT, thấy ba mẹ quá vất vả vì phải chở Vân đi học xa hàng chục cây số nên em xin được ở trọ gần trường và nhờ bạn bè, thầy cô đưa đến lớp mỗi ngày.
Với quyết tâm và nghị lực của mình, Vân đã hoàn thành chương trình THPT rồi tự tin bước vào kỳ thi quan trọng góp phần thay đổi tương lai. Ngày đi thi, ông Nguyên gác công việc đồng áng, mượn tạm bà con mấy trăm ngàn đồng để tranh thủ chở con gái ra Đà Nẵng dự thi. Vân tâm sự: “Quê em còn nghèo, nhiều bạn không được học hành đến chốn nên chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống. Vì thế em muốn được vào ĐH, được học ngành luật và ước mơ trở thành một luật sư giỏi để giúp đỡ mọi người, nhất là những người nghèo”.
Quyết tâm chinh phục ước mơ
Đó là em Nguyễn Thái Hiền (18 tuổi, thôn Hà Nha, xã Đại Đồng, Đại Lộc), dự thi vào ngành công nghệ thông tin, trường Đại học Khoa học Huế. Khi sinh ra Hiền đã bị khuyết tật, hai chân tay co quắp, miệng méo xệch, đi lại, nói năng rất khó khăn. Từ nhỏ, dù bị khuyết tật nhưng suốt 12 năm học, Hiền luôn đạt học sinh khá, giỏi và là tấm gương cho nhiều bạn bè cùng trang lứa noi theo… Biết bản thân có những hạn chế, Hiền đã chọn ngành công nghệ thông tin để dự thi. Gia đình khó khăn, vợ chồng ông Nguyễn Thái Nghĩa (ba Hiền) làm nông, nhưng thương con nên đã bán lúa, chạy xe máy gần 200km đến Huế để thực hiện ước mơ vào đại học của Hiền.
Nguyễn Thái Hiền
Nhưng mỗi lúc nghĩ đến ba mẹ đã hy sinh nhiều vì mình, nên em lại quyết tâm hơn để làm bài”. Dự phòng nếu không đậu vào học công nghệ thông tin, Hiền cùng ba ở lại TP.Huế để dự thi đợt thứ 2 vào ngành quản lý đất đai, trường ĐH Nông Lâm Huế rồi mới trở về quê.
Tại điểm thi trường ĐH Quảng Nam, mọi người rất xúc động trước hình ảnh của các tình nguyện viên sẵn sàng cõng thí sinh Nguyễn Thị Hồng Trinh (18 tuổi, trú xã Đại Hồng, Đại Lộc). Được biết, trước ngày thi ĐH khoảng 1 tháng, Trinh không may bị tai nạn giao thông trong lúc đi ôn thi đại học, khiến em bị gãy tay trái và chân trái không thể đi được. Tưởng chừng ước mơ ĐH bị dừng lại giữa chừng, nhưng với sự quyết tâm của bản thân, sự động viên của gia đình, Trinh đã hoàn thành tốt kỳ thi vừa qua. Bà Ngô Thị Lệ Thanh (mợ của em Trinh), tâm sự: “Ba của Trinh là thương binh loại 1 bị cụt chân, nên mẹ em phải ở nhà chăm sóc. Dù rất đau đớn vì tay chân mới bị thương nhưng cháu không hề kêu mệt mà luôn cố gắng để đạt được ước mơ”.
Tư vấn được khoảng 3.000 chỗ trọ Tin từ Hội Sinh viên trường ĐH Quảng Nam, kết thúc 2 đợt thi ĐH, Hội đã thành lập được 7 đội tình nguyện với hơn 100 tình nguyện viên tham gia tư vấn hỗ trợ tại 3 hội đồng thi và các điểm tiếp sức. Theo đó, đã tư vấn được 2.000 chỗ ở giá rẻ trong ký túc xá nhà trường và khoảng 1.000 chỗ trọ giá rẻ cho thí sinh và người nhà ở ngoài. Hội cũng thành lập đội xe chở thí sinh miễn phí (30 xe) và đã chở được 800 thí sinh về các địa điểm trọ, khu vực dự thi; giữ xe miễn phí cho thí sinh và người thân với 5.000 lượt xe. Đặc biệt, có hơn 5.000 “Suất ăn miễn phí” do Phật giáo Tam Kỳ ủng hộ được đưa đến tay cho thí sinh và người thân. |