Cụ thể, đào tạo khoảng 1.650 người có trình độ thạc sĩ, trong đó chỉ tiêu tuyển sinh dành cho đối tượng giảng viên các cơ sở giáo dục đại học chiếm khoảng 60%; đối tượng thuộc các ngành quân đội và công an chiếm khoảng 10% và đối tượng thuộc các cơ quan nghiên cứu khoa học và công nghệ, các bộ, ngành, cơ quan khác của Nhà nước chiếm khoảng 30%. Ngoài ra, đào tạo trình độ đại học đối với học sinh đạt giải Ô-lim-pích quốc tế, học sinh có năng khiếu đặc biệt trong một số lĩnh vực, ngành nghề đặc thù theo nhu cầu nhân lực trình độ cao với số lượng khoảng 150 người.
Dự kiến tổng kinh phí cho toàn bộ Ðề án khoảng 2.070 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Xóa mù chữ cho 1,2 triệu người đến năm 2020
TTXVN - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định phê duyệt Ðề án "Xóa mù chữ đến năm 2020" với mục tiêu đến năm 2020 xóa mù chữ cho 1,2 triệu người có độ tuổi từ 15 đến 60, nâng tỷ lệ biết chữ đạt 98%.
Theo quyết định, mục tiêu cụ thể là phấn đấu đến năm 2015 xóa mù chữ cho 800 nghìn người có độ tuổi từ 15 đến 60, nâng tỷ lệ biết chữ đạt 96%. Trong đó, tỷ lệ người biết chữ ở 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt 90%; xóa mù chữ cho 250 nghìn người dân tộc thiểu số, nâng tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ đạt 86%.
Ðến năm 2020 tỷ lệ người biết chữ ở 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt 94%; xóa mù chữ cho 300 nghìn người dân tộc thiểu số, nâng tỷ lệ người dân tộc thiểu số biết chữ đạt 90%. Có 100% đơn vị cấp tỉnh, 100% đơn vị cấp huyện và 95% đơn vị cấp xã đạt chuẩn chống mù chữ giai đoạn 2013 - 2020.
Ðể đạt được các mục tiêu trên, Ðề án đưa ra các giải pháp như tổ chức các lớp học xóa mù chữ phù hợp tập quán sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số; phù hợp người khiếm thị, khiếm thính. Phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản, dòng họ trong việc vận động người mù chữ ra lớp học...