Năm 2017: "Nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn" 

Lịch công tác
Văn bản mới
Thông tin thời tiết
Thống kê truy cập
Chi tiết tin tức
Cử nhân 9X nuôi thỏ
Người đăng: .Ngày đăng: 28/11/2013 03:22 .Lượt xem: 1939 lượt.
Tốt nghiệp cử nhân kinh tế nhưng Vương Đình Hiếu và Mai Thị Lê (đều sinh năm 1990) không nộp đơn xin việc làm với chuyên ngành đã học mà lập trại nuôi thỏ tại xã Bình Nam (Thăng Bình).

Thất bại nhưng không nản

Phải hẹn tới hẹn lui mấy lần tôi mới gặp được Vương Đình Hiếu bởi anh quá bận rộn. Khi thì anh ra Duy Xuyên cung ứng thỏ giống, lúc ở Đại Lộc hướng dẫn kỹ thuật cho bà con, khi thì đóng hàng chuyển ra Thừa Thiên Huế... Hiếu quê ở Đà Nẵng, theo học ngành quản trị kinh doanh; còn Mai Thị Lê quê Thăng Bình, học ngành tài chính ngân hàng. Cả hai đều tốt nghiệp đại học năm 2012. Lê tâm sự, ngay từ những năm học phổ thông, chị đã có mơ ước sau này trở thành kỹ sư chăn nuôi nhưng thi không đỗ vào đại học nông lâm mà lại đỗ đại học kinh tế. Thời sinh viên, những lúc rảnh rỗi, chị thường rủ Hiếu lang thang khắp TP.Đà Nẵng để tìm hiểu về những mô hình chăn nuôi có hiệu quả. Và mô hình đầu tiên cả hai nghĩ đến là nuôi heo rừng sau khi tham quan mô hình này ở Hòa Vang. Lê nói: “Vì kinh tế khó khăn, tôi và Hiếu suy nghĩ là phải tìm mô hình gì đầu tư ít vốn, quay vòng nhanh mà ít tốn công chăm sóc nên lựa chọn nuôi thỏ”.

Tuy nhiên, ý định “làm nông dân” nuôi thỏ của Hiếu và Lê không được ủng hộ, thậm chí còn bị mọi người cho là “điên”, là “gàn”. Nhưng rồi năn nỉ mãi, cuối cùng 2 bạn cũng được người thân, bạn bè cho vay mượn 200 triệu đồng làm vốn đầu tư ban đầu. Vậy là trại thỏ Chiến Huy rộng 2.000m2 của Hiếu và Lê ở tổ 2 (thôn Đông Tác, xã Bình Nam) ra đời. Nhưng do chưa tìm được nguồn giống thuần chủng nên 50 con thỏ mua ban đầu dần bị thoái hóa, nhiễm bệnh và chết. Đến lúc này gia đình, bạn bè nhất quyết không cho họ vay mượn thêm vì muốn 2 bạn từ bỏ ý định làm nông dân để xin việc làm phù hợp với ngành đã học. Không nản chí, cả hai vay thêm 20 triệu đồng rồi tiếp tục nghiên cứu kinh nghiệm, chọn giống và tìm hiểu thông tin về kỹ thuật nuôi thỏ. Cuối cùng, Hiếu và Lê đã chọn được nơi cung ứng giống đạt chất lượng là Viện Nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây (thuộc Viện Chăn nuôi, Bộ NN&PTNT) để mua 50 con thỏ giống. Nhưng do chưa hiểu rõ kỹ thuật nuôi, kỹ thuật làm chuồng trại cho phù hợp với giống thỏ ngoại New zealand (rất cần thoáng mát vào mùa hè) nên thỏ bố mẹ bị bệnh và chết sạch, chỉ còn lại thỏ con. Cho đến khi mua thỏ giống lần thứ ba, mọi chuyện mới bắt đầu suôn sẻ.

Thành công bước đầu

“Sau mỗi lần thất bại, tôi và Hiếu rút thêm kinh nghiệm cho mình. Mặc dù bị gia đình, bè bạn ngăn cản nhưng hình như “nghiệp” chăn nuôi gắn với tôi như là số phận vậy nên tôi nhất quyết không từ bỏ” - Lê tâm sự. Hiếu bảo: “Đến lúc này niềm vui lớn cũng là thành công bước đầu của chúng tôi là cung ứng được giống ra thị trường và thực hiện đúng cam kết bao tiêu sản phẩm cho người chăn nuôi”.

Nói về trại thỏ Chiến Huy, ông Trần Công Hiền - Chủ tịch Hội Nông dân xã Bình Nam cho biết: “Đến lúc này có thể nói mô hình nuôi thỏ của 2 cử nhân Hiếu - Lê đã đạt được kết quả rất khả quan, đem lại hiệu quả kinh tế cao và đó là tín hiệu đáng mừng”.

Để tìm người mua giống từ trại thỏ Chiến Huy và có được đầu ra ổn định như bây giờ, 2 bạn đã trải qua lắm gian nan. Họ lập trang web (địa chỉ traithochienhuy.com) để giới thiệu với khách hàng về trang trại, phổ biến kỹ thuật chăn nuôi thỏ, cách chế biến các món ăn từ thịt thỏ... Vì nhiều người chưa quen với những món ăn chế biến từ thỏ nên Hiếu phải đi khắp các nhà hàng, quán ăn từ Quảng Bình đến Bình Định mời khách dùng thử, có khi phải biếu không để khách hàng làm quen và chỉ dẫn cách làm thịt thỏ. Nhiều lúc khách hàng ở tỉnh bạn chỉ đặt mua một vài con, Hiếu cũng chấp nhận lỗ vốn, lỗ công mà giao hàng đến tận nơi. Hiện tại trại thỏ Chiến Huy chủ yếu cung ứng thỏ giống và là trại cung ứng thỏ giống New zealand thuần chủng duy nhất ở khu vực miền Trung - Tây Nguyên. Các trại thỏ vệ tinh là những hợp tác xã, cá nhân mua thỏ giống từ trại Chiến Huy ở các địa phương trong và ngoài tỉnh được Hiếu - Lê chỉ dẫn kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Ngoài bỏ mối cho các nhà hàng, quán nhậu, bước đầu Hiếu đã tìm được mối tiêu thụ thỏ thịt ở các siêu thị Metro, Big C... Anh Võ Thanh Sơn (Duy Xuyên) - người mua thỏ giống từ trại Chiến Huy và đang nuôi hàng nghìn thỏ thịt trên diện tích hơn 10ha tỏ vẻ phấn khởi vì được thỏ nuôi bao nhiêu được trại thỏ Chiến Huy bao tiêu sản phẩm bấy nhiêu. Anh Sơn cho biết, với người nông dân, mối quan tâm hàng đầu là đầu ra cho sản phẩm. Được chủ trại Chiến Huy lo cả khâu đầu vào và lẫn đầu ra nên anh rất yên tâm và có động lực để tiếp tục mở rộng đầu tư.

“Một thỏ mẹ mỗi năm đẻ 5 - 7 lứa, mỗi lứa 5 - 7 con. Thỏ 3 tháng tuổi nặng khoảng 2,3 - 3kg và có thể giết thịt. Thức ăn của thỏ đơn giản là rau, cỏ và bột. Với giá thỏ hiện nay là 70 - 75 nghìn đồng/kg, mỗi năm một thỏ mẹ có thể mang về lợi nhuận cho người nuôi hơn 1 triệu đồng. Như vậy, nếu chọn mua giống đạt tiêu chuẩn, chăn nuôi đúng kỹ thuật thì lợi nhuận mang về từ nuôi thỏ không nhỏ” - Hiếu quả quyết.

 PHAN LÊ CHÂU NỮ
(Theo Báo Quảng Nam)

 

[Trở về]
Các tin mới hơn:
Đại Lộc: tổ chức Hội nghị tư vấn xuất khẩu lao động và du học nước ngoài năm 2017
Điện Bàn: Hơn 300 thanh niên đến với sàn giao dịch việc làm 2017
Trung tâm Dạy nghề Thanh Niên tổ chức bế giảng các lớp nghề tại Hiệp Đức và Quế Sơn
Tỉnh đoàn ra mắt chuyên trang về khởi nghiệp
Tập huấn chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên
Trao “cần câu” cho thanh niên nghèo
Con đường của anh phó chủ tịch 600
Những hợp tác xã kiểu mới
Tổng kết Đề án hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2012 – 2015
Quế Sơn: Tọa đàm “Đoàn tham gia giảm nghèo bền vững”
    
1   2   3  
    
Các tin cũ hơn:
Phú Ninh: Khai giảng lớp “Pha chế thức uống” cho ĐVTN
Thành công với mô hình nuôi heo rừng
Đào tạo và thu hút bác sĩ: Ưu tiên vùng khó khăn
Mời tham gia viết bài cho bản tin “Nghề nghiệp, việc làm cho thanh niên”
Quảng Nam: Triển khai đề án tuyển chọn trí thức trẻ ưu tú tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi
Đột phá nguồn nhân lực
Dạy nghề phụ bếp
Thí điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi, giai đoạn 2013-2020
Bàn giải pháp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên Hội An
Mở rộng không gian sàn giao dịch việc làm
    
1   2   3   4  
    

Đăng nhập
Tài khoản